Trong kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải, việc thiết lập thông số vận hành cũng như giám sát là một điều cực kỳ quan trong. Không chỉ giúp người vận hành có thể kiểm soát được thông số vận hành, thực hiện điều chỉnh thông số vận hành khi có bật kỳ một thay đổi nào từ đầu vào hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, việc kiểm soát các thông số vận hành giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống, chuyên nghiệp hóa trong công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nhằm nhắm đến mục tiêu ổn định hóa hạng mục xử lý nước thải và tăng mức độ uy tín đối với ban lanh đạo cấp trên hơn. Không nói nhiều nữa, sau đây thông qua website này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật các thông số cực kỳ quan trong và anh em kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải nào cũng cần phải biết, hiểu và vận hành nó.

Thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải
Tổng hợp thông số vận hành cho hệ thống xử lý nước thải

=> Những kiến thức dưới đây đều là kiến thức có cơ sở do mình đúc kết lại và tự tạy viết lên đây để chia sẻ cho anh em kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải, mong rằng anh em có thể hiểu và ủng hộ cho mình nhé.

1. Tỉ lệ tuần hoàn

Trong cụm xử lý sinh học sẽ có 02 loại tuần hoàn đó là tuần hoàn bùn và tuần hoàn nước, dưới đây sẽ là công thức tính tỉ lệ tuần hoàn bùn nhé, lý do tại sao lại cần kiểm soát thông số này là để duy trì nồng độ bùn trong bể, bởi vì theo quy trình xử lý, nước thải thô sẽ được cấp vào và đầu ra bể lắng sẽ là bùn và nước sau xử lý. Cho nên để duy trì được lượng bùn trong nước thải thì chúng ca cần phải tuần hoàn lại lượng bùn mà nó đã đi ra khỏi bể sinh học thiếu khí hoặc hiếu khí.

Công thức tỉ lệ tuần hoàn bùn:

Công thức tỉ lệ tuần hoàn bùn

Trong đó:

  • TSBB : Nồng độ bùn bể bùn hoạt tính
  • TSRS : Nồng độ bùn tuần hoàn
  • TSRS = 0.7 x TSBS      (TSBS : Nồng độ bùn bể lắng sinh học)

2. Tải trọng bề mặt của bể lắng thức cấp

Tính tải trọng bề mặt của bể lắng thức cấp

Trong đó:

  • Qm: Lưu lượng, m3/h
  • ANB: diện tích bề mặt, m2

Lưu lượng thể tích bùn tối đa không được phép vượt quá các giá trị sau:

  • Bể có dòng chảy ngang: qA, max ≤ 1,6 m3/(m2.h)
  • Bể có dòng chảy dọc: qA, max ≤ 2 m3/(m2.h)

3. Thể tích bùn lắng sau 30 phút

Đây là thông số được đo trực tiếp tại hệ thống bằng cách múc mẫu bùn vi sinh và đổ vào ống đong và để lắng 30 phút rồi kiểm tra kết quả, kỹ hiệu của phương pháp này là SV30 đơn vị: ml/l

Thể tích bùn lắng sau 30 phút, mục đích của việc đo thông số này là để đánh giá nồng độ bùn hoạt tính thông qua các tiêu chí sau:

  • Khả năng tạo bông của bùn
  • Khả năng lắng của bùn
  • Khả năng xử lý nước (đánh giá về mặt cảm quan)

4. Chỉ số bùn (Sludge Volume Index)

Chỉ số thể ích bùn thường được dùng để đo đặc tính của bùn lắng. Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí như:

  • SVI < 100: Bùn già: có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim, đầu ra sẽ bị đục.
  • 100 < SVI < 150: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông thường, SVI từ 100 – 120 là tốt nhất.
  • SVI > 150: Bùn khó lắng, đầu ra bị đục.

5. Tải trọng thể tích bùn bể lắng thức cấp

Lưu lượng thể tích bùn tối đa không được phép vượt quá các giá trị sau:

  • Bể có dòng chảy ngang: qsv,max = ≤ 500 l/(m2.h)
  • Bể có dòng chảy dọc: qsv,max = ≤ 650 l/(m2.h)

Khi vượt quá giá trị cho phép của lưu lượng thể tích bùn, sẽ dẫn tới thất thoát bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp. Thể tích bùn trong bể hoạt tính giảm.

6. Vận tốc trong bể lắng

Công thức tính vận tốc chảy trong bể lắng:

Trong đó:

  • Qm: lưu lượng vào bể lắng, m3/h
  • qA, max: tải trọng bể mặt
  • Vận tốc giới hạn: 0.064 m/s

7. Tuổi bùn

Bên dưới là công thức tính tuổi bùn của hệ thống xử lý nước thải, lưu ý tuổi bùn trung bình từ 5-20 ngày, tùy vào chủng vi sinh.

Ví dụ: vi khuẩn nitrat hóa có hệ số tăng trưởng tương đối thấp, cho nên cần có tuổi bùn tương ứng cao.

8. Tỉ lệ F:M

Cuối cùng là tỉ lệ F/M, đây là thông số khá quan trong giúp chính ta xác định đượng khả năng xử lý nước của vi sịnh thông qua tỉ lệ thực ăn và vi sinh.

Công thức tính:

Để tính được thông số này cần quy đổi một chút trong trường hợp không phân tích tỉ lệ MLVSS nhé, lúc đo tỉ lệ MLVSS =0.7 MLSS => MLSS = MLVSS/0.7

Hy vọng, với bài viết này sẽ giúp anh em kỹ sư vận hành vận hành tốt hơn hệ thống của mình, nếu chưa hiểu có thể liên hệ trực tiếp cho mình nhé, chúc thanh công !

Sử dụng thử sản phẩm men vi sinh bên mình nhé: Vi sinh xử lý nước thải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *