Hiện nay mật rỉ được sử dụng khá phổ biến cho hệ thống xử lý nước thải nhưng đa phần chúng ta chưa tự biết cách tính toán lượng mật rỉ cần thiết để bổ sung cho hệ thống xử lý nước thải. Đa phân các đại lý bán mật rỉ đều chỉ tư vấn cho khách hàng hàm lượng Brix của mật rỉ chứ không tính hàm lượng COD chứa trong mật rỉ là bao nhiêu. Tiện đây tôi sẽ giải thích thêm một số câu hỏi mà khách hàng thắc mắc như: tại sao lại dùng thông số COD để tính toán mà không phải BOD?, cách tính toán như thế nào. Bài viết này tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé.
1. Tại sao lại dùng thông số COD để tính toán mà không phải BOD?
Phân biệt BOD/COD
BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường.
COD: nhu cầu ôxy hóa học (COD – viết tắt từ tiếng Anh: chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.
Hiểu nôm na là BOD/COD là hàm lượng hữu cớ có trong nước thải nhưng BOD và COD cũng có điểm khác nhau đó là hàm lượng BOD có thể phân hủy bằng sinh học, tức là bằng vi sinh vật có trong hệ thống xử lý nước thải. Còn COD là hàm lượng chất hữu cơ bao gồm cả BOD, có hoặc không thể phân hủy bằng sinh học.
Vậy lý do tại sao mà nhiều chuyên gia môi trường vẫn dựa vào hàm lượng COD có trong mật rỉ và một số chất dinh dưỡng khác để tính toán bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh. Đó là bởi vì hầu hết COD trong mật rỉ là đường đơn cho nên vi sinh vật có thể dễ dàng hấp thụ nó. Cho nên chúng ta có thể dựa vào kết quả phân tích COD của mật rỉ để tính toán dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh nhé.
2. Vậy cách tính toán mật rỉ bổ sung cho vi sinh như thế nào?
Trước tiên tôi xin phép chia sẻ, tính toán chỉ lý thuyết và có khả năng sai số so với thực tế. Nhưng đây là cơ sở để kiểm soát và vận hành một cách dễ dàng hơn. Cho nên khi bổ sung mật rỉ lần đầu sẽ có sự sai số nhất định nào đó chứ không thể nào chính xác hoàn toàn được. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn tính toán hàm lượng mật rỉ để bổ sung vào hệ thống xử lý nước thải của mình.
Để tính toán được bạn cần có những thông số sau đâu:
- Lưu lượng nước thải, m3/ngày
- BOD đầu vào, đầu ra yêu cầu, mg/l
- N-Tổng đầu vào, đầu ra yêu cầu, mg/l
- Thể tích bể, m3
- Hàm lượng COD có trong mật rỉ, mg/l
Bước 1: Trước tiên bạn cần tính toán lượng COD cần bổ sung hệ thống xử lý nước thải, căn cứ theo tỉ lệ COD:N = 100:5 để tính toán hàm lượng COD cần bổ sung thực tế bằng cách.
- COD cần bổ sung = (N vào * 100/5) – COD vào, gọi tắt là A mg/l
Bước 2: Tính tải trọng COD cần bổ sung bằng cách
- Tải trong COD = A x Lưu lượng (m3/ngày) / 1000, gọi tắt là B kg/m3.ngày
Bước 3: Tính hàm lượng COD của mật rỉ, vì dụ hàm lượng COD của mật rỉ là 1.000.000 mg/l tương đương 1 kg/lít.
=> Vậy lượng mật rỉ cần bổ sung B lít mật rỉ.
Trên đây là cách tính khối lượng mật rỉ bổ sung theo tải trong hữu cơ còn thiếu. Vậy vấn đề tính toán xong chung ta nên bổ sung vào hệ thống xử lý nước thải như thế nào? Phần tiếp theo đây tôi sẽ hướng dẫn bạn cách châm mật rỉ lần đầu sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải.
3. Cách châm mật rỉ vào hệ thống xử lý nước thải.
Để châm mật rỉ vào hệ thống cần chuẩn bị sẵn 1 một chứa dùng để pha loãng mật rỉ, động cơ khuấy để hòa tan mật rỉ với nước và bơm định lượng có khả năng điều chỉnh lưu lượng.
Bước 1: Chuẩn bị 01 bồn chứa có thể tích chứa đủ 5-10 lần khối lượng mật rỉ cần bổ sung cho một ngày. Đổ mật rỉ vào bồn chưa và định mức pha loãng 5-10 lần.
Ví dụ: Lượng mật rỉ bổ sung là 10 kg/ngày thì cần bồn chưa tối thiểu là 100 lít để pha loãng. Pha loãng tỉ lệ 1:10 ta được 100 lít chất dinh dưỡng.
Bước 2: Tính toán công suất bơm định lượng ta lấy 100 lít /24h = 4.16 lít/h. Điều chỉnh lưu lượng của bơm định lượng về mức 4.16 lít/h.
Vậy là đã tính xong, nhưng lưu ý lần đầu tiên bổ sung mật rỉ cho hệ thống cần phải theo dõi hệ thống và phân tích mẫu nước đầu ra để kiểm tra và để can thiệp kịp thời nếu thiếu dinh dưỡng hoặc dư dinh dưỡng nhé.
Cám ợn bạn đã theo dõi website. Cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ: 09.8484.2357 và đặt hàng để ủng hộ cho tôi nhé.
Chúc bạn thành công, Xin cảm ơn.
Pingback: Mật rỉ không màu – CÔNG TY TNHH VLT
Pingback: Mật rỉ cho nước thải – Công Ty TNHH VLT
Pingback: Hướng dẫn sử dụng mật rỉ không màu giúp giảm độ màu cho nước thải – Công Ty TNHH VLT
Pingback: Công dụng của mật rỉ không màu đối với vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải – Công Ty TNHH VLT