Tính toán bổ sung bùn vi sinh kỵ khí

Vi sinh kỵ khí là gì?

Vi sinh kỵ khí là tập hợp các chủng vi sinh hoạt động trong môi trường không có không khí như Bacillus cereus, Bacillus metiens, Bacillus lactis, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis,…. để chuyển hóa và lên men các chất hữu cơ về dạng CH4 và CO2. Các quá trình chuyển hóa và lên men trong bể sinh học kỵ khí như sau:

Giai đoạn 1: Thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amino axit hoặc các muối pivurat khác. Đây là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.

Giai đoạn 2: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển hoá các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit axetic hoặc glixerin, axetat…

CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
axit prifionic axit axetic

CH3CH2CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2
axit butiric axit axetic

Giai đoạn 3: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại vi khuẩn lên men metan như Methanosarcina và Methanothrix) đã chuyển hoá axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.

CH3COOH → CO2 + CH4
axit axetic

CH3COO- + H2O → CH4 + HCO3-

HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O

Lựa chọn loại bùn vi sinh kỵ khí phù hợp

Hiện nay có hai dạng bùn vi sinh kỵ khí, 1 là dạng lỏng phù hợp với công nghệ xử lý nước thải truyền thống như UASB, thứ 2 là dạng hạt phù hợp với công nghệ nâng cao hơn như EGSB và IC. Tuy nhiên để lựa chọn loại bùn phù hợp với tải trọng COD cần xử lý chúng ta cần kiểm tra về các thông số nước nước thải đầu vào, thông số thiết kế có đảm bảo hay không.

Lựa chọn loại bùn vi sinh kỵ khí phù hợp

Ngoài ra, trước khi vận hành bạn cần phải kiểm tra các yêu tố sau để hệ thống đạt hiệu suất xử lý tốt nhất.

  • Tải trọng COD yêu cầu không nhỏ hơn 2 kg COD/m3 và không quá cao so với công nghệ hiện hữu.
  • Chất dinh dưỡng: nồng độ nguyên tố N, P, S tối thiểu có thể tính theo biểu thức sau: (COD/Y) : N : P : S = (50/Y) : 5: 1 :1 (Y là hệ số sản lượng tế bào phụ thuộc vào loại nước thải. Nước thải dễ acid hóa Y= 0,03, khó acid hóa Y= 0,15.)
  • Hàm lượng cặn lơ lửng: nước thải có hàm lượng SS lớn không thích hợp cho mô hình này. SS > 3.000 mg/l khó phân hủy sinh học sẽ lưu lại trong bể sẽ ngăn cản quá trình phân hủy nước thải.
  • Nước thải không chứa độc tố: UASB không thích hợp với loại nước thải có hàm lượng amonia > 2.000 mg/l hoặc hàm lượng sulphate > 500 mg/l. Khi nồng độ muối cao cũng gây ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn methane. Khi nồng độ muối nằm trong khoảng 5.000 – 15.000 mg/l thì có thể xem là độc tố.

Danh mục cung cấp:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang